Tốc độ chiêu thức – Attack speed

557

ĐỘI HÌNH CHIẾN ĐẤU

Mỗi đơn vị chiến đấu sẽ bao gồm 1 tướng và 10 lính:

PHƯƠNG THỨC TẤN CÔNG

Khi tham gia 1 trận chiến, mỗi tên lính sẽ có thể tung ra 2 chiêu thức và mỗi tướng tung ra 20 chiêu thức (với điều kiện vẫn còn sống để tung ra chiêu thức)

SÁT THƯƠNG GÂY RA

Ví dụ mỗi lính có 500 HP, được điều khiển bởi Tướng có 2000 HP. Tổng HP của Đơn vị này là 2000 + (500 x 10) = 7000 HP.
Giả sử quân địch chỉ có 1 tướng (không có lính) tấn công , tướng này đánh ra 20 chiêu thức với mỗi chiêu 400 sát thương (sát thương sau khi đã tính trừ DEF, các hiệu ứng giảm sát thương từ địa hình, các hiệu ứng…) là 20 x 400 = 8000 sát thương > 7000 HP của cả đội quân của bạn. Tuy nhiên, tướng của bạn không bị tiêu diệt.
Vì mỗi tên lính là một đơn vị độc lập, và sát thương dư ra khi kết liễu một tên lính không được tính cộng dồn cho các tên lính khác, kết quả là tướng địch cần phải dùng 2 chiêu thức 400 sát thương (800 sát thương) chỉ để sát hại 1 lính 500 HP.
Sau khi sử dụng hết 20 chiêu thức trong lượt đánh, tướng địch chỉ có thể tiêu diệt 10 con lính. Không còn chiêu thức để tấn công tiếp vào Tướng, kết thúc trận đấu, dù gây ra 8000 sát thương nhưng tướng địch không thể tiêu diệt hết cả 1 đơn vị (Tướng của bạn vẫn còn nguyên 2000 HP)

TẤN CÔNG ƯU TIÊN

Trừ những kỹ năng hoặc thiên phú đặc biệt cho phép các tướng tấn công thẳng trực tiếp vào tướng đối phương như các sát thủ… Luôn luôn phải tiêu diệt hết lính trước khi được chạm vào tướng đối phương (Lính được xem như là lá chắn bảo vệ tướng vì luôn đứng phía trước).

TỐC ĐỘ CHIÊU THỨC

Trong trận chiến, tốc độ chiêu thức cũng là một yếu tố quyết định sát thương và sự sống còn của một đội quân. Những vị tướng và lính tầm xa luôn phải có thời gian chuẩn bị để tấn công (phù thuỷ niệm chú, cung thủ lắp tên vào cung…) nên thường bị giảm sát thương khi đối đầu với các tướng và binh lính cận chiến của đối thủ.
Đôi khi tốc độ chiêu thức của đối phương quá nhanh, chưa kịp tung ra chiêu thức thì các lính phù thuỷ, cung thủ… đã bị hạ gục. Tốc độ chiêu thức là một lợi thế trong các trận đấu tay đôi.

TỐC ĐỘ CHIÊU THỨC – LÍNH BỘ BINH
10 tên lính xông lên đâm sầm vào đối phương (1 chiêu thức/con), sau đó mỗi con vung kiếm (hoặc đấm, hoặc đâm) thêm 1 chiêu thức nữa. Giữa 2 chiêu thức có một chút thời gian trì hoãn. Nếu khi tên lính đâm sầm vào đối phương mà chịu đủ sát thương và bị hạ gục luôn thì không thể thi triển chiêu thức thứ 2. Có thể bị mất tới -50% sát thương nếu đối phương ra đòn nhanh hơn.

TỐC ĐỘ CHIÊU THỨC – LÍNH KỴ BINH

10 tên lính cùng xông lên, nhưng do cỡi ngựa nên thời gian lao tới đối phương nhanh hơn lính bộ binh, khi giáp mặt đối phương thì liền tung ra 2 chiêu thức, không có thời gian trì hoãn giữa 2 chiêu thức nên thực hiện được 100% sát thương. Đặc biệt khi đánh nhau với pháp sư, cung thủ… thì đối thủ chưa kịp gây sát thương đã bị hạ gục hết.

TỐC ĐỘ CHIÊU THỨC – PHI BINH

Phi binh là cách đánh phối hợp giữa kỵ binh và bộ binh, nghĩa là xông lên với tốc độ cao như của kỵ binh, đâm vào đối phương sẽ gây 1 chiêu thức, sau đó có sự trì hoãn trong chiêu thức thứ 2.
Nhưng vì các binh lính khác khi đối đầu với phi binh sẽ phải quăng vũ khí 2 lần và giữa 2 lần cũng có thời gian trì hoãn khá lâu, nên phi binh sẽ được giảm sát thương đi rất nhiều. Đây thực sự là một ưu thế khi sử dụng Phi binh.

TỐC ĐỘ CHIÊU THỨC – LÍNH TẤN CÔNG TẦM XA KHI PHẢI CẬN CHIẾN

Bao gồm: cung binh, sát thủ, pháp sư và lính cận chiến khi phải đánh nhau với phi binh.
Đầu tiên 5 lính hàng trước quăng vũ khí, sau đó 5 lính hàng sau quăng vũ khí. Tiếp theo 5 lính hàng trước quăng thêm 1 lần nữa, cuối cùng 5 lính hàng sau tiếp tục quăng và kết thúc. Vì có đến 3 khoản thời gian bị trì hoãn giữa các đòn tấn công, nên đây là cách tấn công kém hiệu quả nhất. Nếu quân địch có tốc độ tấn công nhanh, chỉ phải chịu 25% sát thương từ đòn tấn công đầu tiên trước khi hạ gục tất cả.

TỐC ĐỘ CHIÊU THỨC – TƯỚNG BỘ BINH

Tướng bộ binh sẽ đứng tại chổ và chém ra 20 chiêu thức dưới dạng kiếm khí bay về phía quân địch, tốc độ ra đòn ngang với tốc độ của lính bộ binh

TỐC ĐỘ CHIÊU THỨC – TƯỚNG KỴ BINH

Tướng kỵ binh sẽ cưỡi ngựa và lao lên phía trước, nhượt điểm của cách đánh này là hứng chịu nhiều sát thương vì khi tướng lao lên phía trước binh lính, sẽ phải hứng chịu sát thương thay cho cả binh lính của mình, đôi khi chưa kịp lao vào địch và chưa gây sát thương nào đã bị hạ gục

TỐC ĐỘ CHIÊU THỨC – TƯỚNG GIÁO BINH

Tướng giáo binh sẽ lao lên phía trước, đâm 20 nhát rồi quay trở về. Tốc độ tấn công này được xem là chậm nhất

TỐC ĐỘ CHIÊU THỨC – TƯỚNG TẦM XA

Tướng tầm xa sẽ niệm chú hoặc chuẩn bị vũ khí cung nỏ cho đòn tấn công của mình, với thời gian chuẩn bị tung chiêu thức tuỳ thuộc vào độ cao cấp của chiêu thức đó (một số chiêu thức thi triển rất nhanh, một số lại có thời gian trì hoãn rất lâu). Một khi đã tung ra chiêu thức thì chiêu thức sẽ tiếp tục gây sát thương cho dù tướng tầm xa đó đã bị hạ gục. Nhưng nếu tướng tầm xa bị hạ gục trước khi tung ra chiêu thức, sẽ không gây ra được bất cứ sát thương nào cho quân địch.

TỐC ĐỘ CHIÊU THỨC – TƯỚNG PHI BINH

Tướng phi binh sẽ tấn công 4 đợt, mỗi đợt 5 đòn tấn công. Đòn tấn công đầu tiên khá nhanh tuy nhiên giữa các lần tiếp theo sẽ có chút thời gian trì hoãn. Khi sử dụng kỹ năng thì chỉ tấn công 1 lần và không có thời gian trì hoãn

TỐC ĐỘ CHIÊU THỨC – TƯỚNG SÁT THỦ

Tướng sát thủ có thời gian ra đòn trong nháy mắt, thi triển cùng lúc 20 chiêu thức. Có thể hạ gục những mục tiêu có tốc độ ra đòn chậm hơn trước khi chúng kịp gây sát thương. Nhưng nếu quân địch chưa bị hạ gục thì sau khi kết thúc 20 chiêu thức, tướng sát thủ phải đứng im để nhận sát thương.

Tổng hợp từ bài viết của bạn Nguyễn Thanh Tuấn.

Bài trướcÁo SSR
Bài tiếp theoReview sơ lược về boss tiếng gọi viễn cổ Fenrir